Ngày đăng: 11/05/2023
Giới thiệu về cơ cấu di chuyển cầu trục, cổng trục
Cơ cấu di chuyên dùng để dI chuyển cầu trục, cổng trục dùng để di chuyển máy và các sản phẩm trong mặt phẳng ngang hay nghiêng trong nhà xưởng hoặc công trình xây dụng.
Cơ cấu di chuyển bao gồm một hoặc một cụm bánh xe, được dẫn động bởi động cơ thông qua hệ thống truyền động cơ khí như: hộp giảm tốc, khớp nối, trong nhiều trường hợp còn có cả bộ truyền bánh răng hở.
Để dừng cầu trục, cổng trục chính xác thì cơ cấu được trang bị phanh. Đường ray cơ cấu di chuyển được đặt trên dẫm đỡ ray được gắn cố định trên nền nhà xưởng.
Cơ cấu di chuyển cho cầu trục có thể được thực hiện theo 2 phương án: dẫn động chung và dẫn động riêng.
1. Phương án dẫn động chung:
Phương án dẫn động chung thì động cơ dẫn động được đặt ở khoảng giữa dầm cầu trục và truyền động tới các bánh xe chủ động ở hai bên ray nhờ các trục truyền.
- Cơ cấu di chuyển dẫn động chung với trục truyền quay chậm: phương án này được sử dụng tương đối phổ biến trong các cầu trục có công dụng chung có khẩu độ không lớn, đặc biệt là các cầu trục có kết cấu dàn không gian có thể bố trí dễ dàng các bộ phận của cơ cấu.
- Cơ cấu di chuyển dẫn động chung với trục truyền quay trung bình: cơ cấu này momen xoắn được truyền từ động cơ đến bánh xe qua trục truyền và cặp bánh răng hở. Vì vậy mà momen xoắn trên trục truyền nhỏ hơn so với trục truyền chậm và kích thước của nó cũng nhỏ hơn.
- Cơ cấu di chuyên dẫn động chung với trục truyền quay nhanh: có trục truyền được gắn trực tiếp với trục động cơ. Vì vậy nó có đường kính nhỏ hơn 2-3 lần và trọng lượng nhỏ hơn 4-6 lần so với trục truyền quay chậm. Tuy nhiên, do quay nhanh mà nó đòi hỏi chế tạo và lắp ráp chính xác.
2. Phương án dẫn động riêng:
Cơ cấu di chuyên dẫn động riêng gồm hai cơ cấu như nhau dẫn động cho các bánh xe chủ động ở mỗi bên ray riêng biệt.
Công suất mỗi động cơ thường lấy bằng 60% tổng công suất yêu cầu. Phương án này có sự xô lệch của dầm cầu khi di chuyên do lực cản ở hai bên ray không đều, tuy nhiên trong hệ thống như vậy có hiện tượng tự động san tải giữa các động cơ điện. Do kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng nên ngày càng được sử dụng phổ biến hơn, đặc biệt là trong các cầu trục có khẩu độ lớn.
Các thông số cơ bản, sơ đồ truyền động, nguyên lý hoạt động của cơ cấu di chuyên:
– Các thông số cơ bản:
+ Sức nâng cầu trục: 75T
+ Tốc độ di chuyển: 20 m/ph
+ Tổng số bánh xe di chuyển: 8 bánh
+ Số bánh xe dẫn động 4 bánh
– Sơ đồ truyền động:
Sơ đồ truyền động cơ cấu di chuyển cầu trục
1. Động cơ điện, 2. Phanh; 3. Hộp giảm tốc; 4. Bánh xe di chuyển; 5. Bánh răng truyền động; 6. Khớp nối.
– Nguyên lý hoạt động:
Động cơ điện được nối với hộp giảm tốc thông qua khớp nối có gắn bánh phanh. Các trục của bánh xe được nối với trục ra của hộp giảm tốc nhờ các khớp nối . Khi trục của động cơ quay, nó sẽ truyền Moment xoắn sang hộp giảm tốc thông qua khớp nối có gắn bánh phanh.
Các trục của bánh xe được nối với trục ra của hộp giảm tốc nhờ các khớp nối. Khi trục của động cơ qua, nó sẽ truyền Moment xoắn sang hộp giảm tốc thông qua khớp nồi có gắn bảnh phanh. Hộp giảm tốc sẽ truyền Moment xoắn đến các trục của bánh xe thông qua các khớp nối, làm cho bánh xe di chuyển.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
HANOI OFFICE: No.29B2, Block 918, Phuc Dong Ward, Long Bien Dist., Ha Noi
Tel: 0243 8759294 – Fax: 0243 8756518
HOCHIMINH OFFICE: No 12, Dao Duy Anh, Ward 9, Phu Nhuan Dist, HCM City, Vietnam
Tel: 0283 845 3950 – Fax: 0283 845 3951