Ngày đăng: 11/05/2023
Cầu trục là thiết bị hoạt động chịu tải nặng. Do đó nếu không được bảo dưỡng, bảo trì đúng cách sẽ dẫn đến hỏng hóc gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về quy trình kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng đúng kỹ thuật để các bạn có thể nắm rõ.
Nguyên nhân gây hư hỏng ở cầu trục
Khi hoạt động, cầu trục thường rung lắc mạnh và phát ra tiếng kêu bất thường. Nguyên nhân chủ yếu có thể do các bộ phận như; motor, phanh hoặc các bộ phận khác. các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Do sai số ở khe hở của phanh, trong đó 0.75mm với tời, 0.6mm với các xe con và xe lớn)
- Do kết cấu của phanh không được hoàn chỉnh hoặc má phanh. Từ đó bánh phanh không tiếp xúc đều dẫn đến có tiếng kêu bất thường.
- Do bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt bánh phanh vậy nên cần phải vệ sinh sạch sẽ.
- Do sai số đồng tâm giữa trục motor và hộp giảm tốc độ.
- Do các khớp nối của motor có vấn đề hoặc trục motor bị cong, vênh.
- Do khung dầm, ray nhà xưởng không đạt yêu cầu dẫn đến không chịu được trọng lượng của hàng hóa khi tiến hành nâng.
- Do móc cẩu bị lỏng lẻo, bu lông ecu bị lỏng hoặc rơi ra. Do vậy cần phải kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
- Do hệ thống puly bị hỏng hóc, dây cáp bị xoắn vào nhau; hoặc quạt giá động cơ có vấn đề,…
Những nguyên nhân bên trên đã phần nào giúp các bạn nắm bắt được các lỗi thường hay gặp phải của cầu trục. Phải xác định được rõ nguyên nhân mới có thể xử lý sửa chữa chính xác và hiệu quả được. Các bạn hãy kiểm tra kỹ từng bộ phận để có thể xác định được nguyên nhân hỏng hóc chính xác nhất nhé.
Cùng xem ETD Crane bảo dưỡng cầu trục 1 tấn cho cho công ty Ajinomoto – Nhật bản tại: KCN Long Thành – Đồng Nai
Cầu trục sử dụng palang Hitachi (Model : 1HAM6)
Quy trình bảo dưỡng cầu trục định kỳ đúng kỹ thuật
Kiểm tra độ chặt
Hãy tiến hành kiểm tra các đai ốc vít và bu lông, chân phanh, chân động cơ và chân hộp giảm tốc độ,… Xem có bị lỏng hay mất ốc ốc không thì cần phải siết chặt lại và thay ốc mới ngay. Các bạn cần phải chú ý kiểm tra ở những chỗ khớp nối và những phần chuyển động của trục lăn để đảm bảo độ chắc chắn giúp máy hoạt động tốt và an toàn.
Làm sạch và kiểm tra máy móc
Các bạn hãy vệ sinh sạch sẽ các bụi bẩn bám trên cầu trục bằng giẻ lau hoặc thổi khí áp lực cao. Dùng máy thổi khí nén có áp suất vừa phải từ 1.5 đến 2 bar để làm sạch bụi, bẩn ở các ngách, khe hẹp của động cơ.
Kiểm tra các khớp nối gioăng
Các bộ phận, chi tiết cơ cấu an toàn như các hộp, nắp bảo vệ,… chỉ được tháo ra khi máy đã dừng hẳn và ngắt nguồn điện. Không được tự ý tháo ra khi máy vẫn còn đang hoạt động và phải lắp vào đúng vị trí trước khi tiến hành khởi động lại máy.
Kiểm tra các khớp nối xem có tiếng ồn lạ nào không. Nếu có tiếng ồn lạ thì kiểm tra xem độ hở giữa các bánh răng ăn khớp và mỡ có được tra đủ trong khớp răng hay không. Sự rò rỉ mỡ từ các vòng gioăng kín giúp xác định được sự không đồng tâm giữa các trục với nhau. Hãy tiến hành kiểm tra và thay gioăng mới luôn để không bị rò rỉ mỡ nữa.
Kiểm tra và siết chặt các ốc bulong của khớp nối bằng cờ lê lực để kiểm soát độ siết sao cho chặt vừa phải.
Kiểm tra tời cuốn cáp
Kiểm tra và siết lại các bu lông khóa cáp ở tời nhỏ và tời to. Sau đó kiểm tra xem có tiếng động lạ nào không và kiểm tra luôn độ rơ của các vòng bi.
Kiểm tra xem dây cáp có bị xước không, bị xoắn, bị đứt sơn nào không. nếu thấy gấp và xoắn thì cần phải gỡ sao cho nó không bị rối nữa là được, còn bị đứt thì cần phải tiến hành thay ngay để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Kiểm tra các phanh về tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có đều không, bề mặt có sạch sẽ không. Nếu không tiếp xúc hết thì cần phải điều chỉnh lại và vệ sinh bề mặt của nó sạch sẽ giúp cho hiệu quả khi phanh được đảm bảo.
Kiểm tra khả năng làm việc của các mấu cấu có tốt không, có bị kẹt và bị biến đổi hình dạng không, cáp treo có bị xước, bị lệch ra khỏi puly không. Nếu cáp không đạt yêu cầu thì cần phải thay mới luôn.
Bảo trì xe con và xe cầu
Tiến hành kiểm tra tình trạng chuyển động của các bánh xe và độ tiếp xúc của các bánh xe với đường ray. Nếu có bụi bẩn hay vật cản gì ở đường ray thì cần phải vệ sinh ngay để bánh xe không bị lệch hướng khi làm việc.
Kiểm tra hộp giảm tốc ở các vị trí xe con và xe lớn có hoạt động tốt không để đảm bảo độ an toàn khi sử dụng. Đồng thời kiểm tra hệ thống má phanh với bánh phanh có ăn không.
Kiểm tra các mối hàn tấm ép đường ray có chắc chắn không, độ đồng tâm và độ siết của các bu lông ở các động cơ giảm tốc với cụm bánh xe. kiểm tra toàn bộ ốc ở đường ray xe lớn xem có bị lỏng không và siết lại thật chặt. Kiểm tra độ võng của xà chính và độ biến dạng của giá cầu khi làm việc để đảm bảo độ an toàn.
Kiểm tra hộp giảm tốc
Tiến hành kiểm tra thay dầu cho hộp giảm tốc nếu máy mới sử dụng lần đầu. Kiểm tra mức dầu còn lại trong bình có đủ để chạy máy không, nếu không đủ thì cần phải đổ thêm. Nếu thấy hộp giảm tốc bị rò rỉ dầu từ các khe thì cần phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục.
Kiểm tra các bu lông xem đã được xoáy chặt chưa, nếu vẫn lỏng thì hãy siết chặt lại. Nếu có những tiếng ồn lạ ở bánh răng thì cần cần phải bôi trơn để nó hoạt động được tốt. Khi máy hoạt động người sử dụng cần phải thường xuyên kiểm tra vòng bi xem có tiếng động lạ gì không để kịp thời bôi trơn giúp vận hành tốt.
Khi máy ngừng hoạt động thì cần phải thực hiện các công việc như: làm sạch ổ bi, kiểm tra các vỏ bọ có bị nứt không, kiểm tra các trục có bị hư hỏng gì không. Các bạn cần phải kiểm tra thường xuyên định kỳ để đảm bảo cầu trục được hoạt động tốt.
Hướng dẫn bảo dưỡng đặc biệt cầu trục
Khi thay cáp mới: bạn cần phải đảm bảo đúng quy cách, mẫu mã và chiều dài như cáp ban đầu, đường kính phải giống nhau. Các bước thực hiện thay cáp mới như sau:
- Hạ móc cẩu lên 1 giá đỡ phù hợp sau đó tháo nắp vệ tời, tháo cáp từ bọc kép cáp rồi chạy motor tời để nhà cáp.
- Đưa cáp mới vào đúng rãnh trên tang cáp và cố định đầu cáp ở kẹp tang bằng bulong.
- Quấn cáp lên trống và luồn quanh hệ puly rồi qua bạc kẹp.
- Lắp nên cáp và ép cáp xung quanh nêm, ép xung quanh bạch kẹp cáp nữa.
- Kiểm tra tời lên, xuống để kiểm tra độ co của cáp chính xác chưa. Xem cáp có bị xoắn ở đâu không.
Căn chỉnh phanh chính xác: Phanh là bộ phận cần phải kiểm tra kỹ nhất để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cầu trục. Khi thực hiện thao tác phanh không ăn hoặc khe hở giữa má phanh và bánh phanh lớn thì các bạn cần phải điều chỉnh bộ đẩy động. Thực hiện theo các bước sau đây.
- Nới lỏng 2 ecu 6 và 8 rồi xoay cần vít me 7 chuyển động theo chiều xiết vào của 2 ecu 6 và 8. Khi đó khe hở ở má phanh và bánh phanh sẽ giảm đi.
- Hãy tiến hành thử phanh xem ăn ở mức nào và siết chặt các ecu 6 và 8 để cố định vít me 7. Không được điều chỉnh sao cho má phanh quá khít với bánh phanh bởi như vậy khi không bóp phanh cũng dẫn đến cầu trục hoạt động chậm, phát ra tiếng kêu lạ.
Khi điều chỉnh bộ đẩy động không được thì phải điều chỉnh đến lực bẩy đẩy động. Các bạn nới lỏng ecu 4 kẹp chặt đầu vuông phần đuôi của vít me 3, xoay ecu 5 điều chỉnh lò xo sao cho khe hở của má phanh và bánh phanh khít lại có khoảng cách vừa đủ là được.
Hướng dẫn bôi trơn các chi tiết của cầu trục
Mục đích của việc bôi trơn
Bôi trơn là việc quan trọng trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc. Không chỉ giúp máy móc hoạt động êm ái. Mỡ còn giúp cầu trục vận hành bền bỉ không bị gián đoạn giữa chừng mà còn giúp kéo dài tuổi thọ. Vậy nên các bạn cần phải chú ý thường xuyên bôi trơn cho các chi tiết máy như; vòng bi, bánh răng, khớp nối,…
Chu kỳ bôi trơn các chi tiết máy trên cầu trục
Mỗi chi tiết máy sẽ có chu kỳ bảo dưỡng khác nhau để đảm bảo hoạt động tốt nhất. Dưới đây là các bộ phận cần bôi trơn của cầu trục.
- Đối với dây cáp thép thì cần phải bôi trơn định kỳ hàng tháng. Mỗi tháng các bạn tiến hành bôi trơn cho nó bằng cách quét phủ đều để bảo vệ dây cáp không bị gỉ, không bị rối vào nhau.
- Các khớp nối thì bôi trơn bằng cách tra mỡ bằng tay hoặc dùng máy bơm mỡ bằng tay. Định kỳ bôi trơn của các khớp nối là 3 tháng 1 lần.
- Gối đỡ các cụm bánh xe cũng cần phải bôi trơn định kỳ 1 tháng 1 lần để đảm bảo hoạt động tốt nhất. Thường thì ở bộ phận này phải sử dụng dụng cụ bôi trơn như súng bơm mỡ hoặc máy bơm mỡ.
- Hộp giảm tốc độ thì phải thay dầu sau 6 tháng sử dụng để giúp động cơ hoạt động tốt.
- Trục, puly móc cấu và puly cố định thì cần tra mỡ bôi trơn 1 tháng 1 lần.
- Bình dầu động cơ phanh thì các bạn cần phải thay dầu sau 6 tháng sử dụng. Mục đích để bộ phanh hoạt động tốt, ăn phanh.
Những chú ý khi tra mỡ bôi trơn
Để việc tra mỡ bôi trơn được an toàn và hiệu quả tốt nhất giúp cho máy móc hoạt động êm, không có tiếng ồn và kéo dài tuổi thọ thì các bạn cần phải chú ý những điều sau đây.
- Phải vệ sinh các chi tiết máy móc của cầu trục trước khi tra mỡ. Đối với dây cáp các bạn cần phải sử dụng dụng cụ như chổi quét mỡ để đảm bảo không bị đứt tay nhé.
- Khi thay dầu ở hộp giảm tốc thì cần phải dùng khí nén để thổi hết cặn, bẩn ở dưới đáy bình ra ngoài trước. Sau đó mới thêm dầu mới vào trong.
- Ở môi trường làm việc có nhiệt độ cao thì cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng bôi trơn của dây cáp ở cầu nạp liệu để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Khi tra mỡ cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang.
Bên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về việc bảo trì, bảo dưỡng cầu trục định kỳ chuẩn kỹ thuật. Các bạn hãy tham khảo để giúp cầu trục của doanh nghiệp mình được hoạt động bền bỉ, vận hành tốt và an toàn cho công nhân khi sử dụng.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tham khảo hoặc nhận hỗ trợ từ phía Kỹ thuật của của ETD Crane thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại “0902578688”để nhận ngay ưu đãi nhất.
“ETD Crane – Nâng lên giá trị”.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
HANOI OFFICE: No.29B2, Block 918, Phuc Dong Ward, Long Bien Dist., Ha Noi
Tel: 0243 8759294 – Fax: 0243 8756518
HOCHIMINH OFFICE: No 12, Dao Duy Anh, Ward 9, Phu Nhuan Dist, HCM City, Vietnam
Tel: 0283 845 3950 – Fax: 0283 845 3951
Email: etd@vnn.vn / Etdcrane@gmail.com